Posts by Tuan Dao
Hai loại chiếu khán mới tạo điề̀u kiện cho di dân lao động xin thường trú

Nguồn SBS.

Trong nỗ lực phân phối di dân đến các vùng bên ngoài các thành phố lớn như Sydney và Melbourne,... chính phủ Úc đã đưa ra một thỏa thuận mới để thu hút di dân đến các vùng nói trên trên toàn nước Úc .

Thỏa thuận chiếu khán mới cho phép chủ bảo lãnh những người lao động có tay nghề trong một số nghề nghiệp có sẵn theo các thỏa thuận chiếu khán bình thường. Đồng thời các chiếu khán nói trên cũng hạ thấp tiêu chuẩn tiếng Anh và mức lương.

Bộ trưởng Bộ Di trú, Quốc tịch và Đa văn hóa, ông David Coleman, hôm thứ Hai 10 tháng 12 năm 2018 đã công bố thỏa thuận liên quan đến 2 chiếu khán đặc biệt mở đường cho các di dân lao động xin thường trú nếu họ chịu đến sinh sống tại các vùng bên ngoài các thành phố lớn của Úc.

Kế hoạch - được gọi là "Thỏa thuận di dân đến các khu vực chỉ định" (Designation Area Migration Agreements - DAMA) đã được công bố cho hai khu vực ở Úc - Warrnambool ở Victoria và Lãnh thổ phía Bắc đang thiếu hụt lao động và cần tăng dân số.

21 FEBRUARY 2019


Tuan Dao
Nạn bắt nghêu, sò, ốc, hến phi pháp của cộng đồng Á Châu

Vì đây là một tệ nạn của cộng đồng Á Châu nói chung và Việt Nam nói riêng nên việc đánh động ý thức của mọi người là rất cần thiết. Nó chẳng những vẽ một hình ảnh xấu về người Á Châu dưới cái nhìn của cộng đồng chính mạch, nó còn có ảnh hưởng không tốt đến môi trường và những hệ lụy nghiêm trọng đến những người phạm pháp như tù tội, phạt tiền…

Tôi xin đăng lại bài viết của Hương Lan - SBS Vietnamese để chúng ta am tường.

Dạo gần đây, nhiều thông tin báo chí đã lên tiếng về việc bắt sò ốc quá mức quy định đến mức Bộ Ngư nghiệp đã phải mạnh tay hơn đối với những người vi phạm. Những chuyện như thế này chưa từng xảy ra trước đây, vì sao hiện tượng này lại trở nên rộ lên như vậy?

Chuyện bắt sò ốc hay câu cá giải trí xưa nay không phải chuyện gì mới mẻ ở Úc. Tại Úc, mọi nơi đều có quy định về việc đánh bắt những loài hải sản, nếu như bạn có giấy phép, bạn hoàn toàn có quyền bắt hải sản trong số lượng quy định, chẳng hạn 50 con sò cho một người có giấy phép.

Thế nhưng chưa bao giờ các tin tức về nạn bắt sò ốc tràn lan trái phép lại rộ lên như dạo gần đây. Những hình ảnh, clip ghi nhận được từ những người dân địa phương ở các vùng như Shellharbour, Lake Illawara cho thấy có nhiều người châu Á đã đi cùng một nhóm hoặc cùng với gia đình thu gom hàng xô đầy sò ốc. Và mặc cho người dân địa phương cảnh báo, họ vẫn phớt lờ thậm chí phản ứng lại vì cho rằng mình làm đúng luật và đang bị kỳ thị.

Việc bắt sò ốc trái phép xảy ra nhiều đến mức Bộ Ngư nghiệp (DPI) cũng đã phải nhảy vào cuộc để can thiệp. Họ đã phát hiện nhiều trường hợp bắt sò vô tội vạ lên tới vài trăm con. Như trong tháng 12/2018, đã có hai người phải ra tòa vì bắt tổng cộng 783 con sò, và đang phải đối mặt với mức phạt lên tới $22,000 cộng thêm 6 tháng tù giam.

Vì sao việc bắt sò ốc quá mức quy định lại trở nên tràn lan như vậy?

Trong tuần qua, báo chí đã đưa tin các nhà chức trách đang điều tra 4 người và họ có nguy cơ bị phạt $110,000 nếu bị kết tội vì rao bán sò ốc trên mạng xã hội, cụ thể là một trang Facebook của du học sinh tại NSW.

Lướt qua một vòng các quảng cáo bán hàng trên trang Facebook VDS, không khó để tìm ra những quảng cáo bán sò tràn lan trên mạng với giá chỉ khoảng $7 - $8/kg. Những mẩu quảng cáo như vậy nhận được khá nhiều sự ủng hộ khi có rất nhiều người gửi tin nhắn hỏi mua. Và không chỉ có người rao bán, mà còn có những người chủ động đăng tin hỏi mua. Và có lẽ chính vì nhu cầu ăn sò ốc trong cộng đồng ngày một nhiều nên mới xuất hiện thêm người cung cấp?

Ai cũng biết ốc là món ăn khoái khẩu của người Việt, đặc biệt là các bạn sinh viên. Nhưng đối với người Úc thì ốc lại là món ăn không mấy được ưa chuộng, chẳng thế mà các trường hợp bị nhà chức trách phát hiện bắt sò ốc quá quy định ở những vùng như Lake Illawara đa số là người châu Á, thậm chí một thành viên của nhóm bảo vệ tại đây còn tin rằng người Việt chiếm chủ yếu trong số đó.

Nhập gia phải tùy tục

Một vấn đề nữa cũng cần phải xem xét đến đó là ý thức bảo vệ môi trường. Nhờ thiên nhiên ưu đãi, nước Úc có được nguồn hải sản phong phú với nhiều chủng loại tôm cá, ốc sò. Tuy nhiên số sò ốc này còn mang mục đích giữ cho môi trường sinh thái được cân bằng, và quy định mỗi người chỉ được bắt 50 con còn nhằm mục đích bảo đảm mọi người được hưởng đồng đều nguồn tài nguyên và các loài này không bị tiêu diệt.

Có thể những người đi bắt sò không hiểu hết luật ở Úc. Chẳng hạn đi câu cá, ngoài giấy phép với lệ phí cho mỗi một người (không dùng chung cho nhóm), là: $7 cho ba ngày, $14 cho một tháng, $35cho một năm và $85 cho ba năm. Đối với sò ốc, tối đa là 50 con cho một giấy phép.

Hướng dẫn về việc Câu cá Nước ngọt/Nước mặn Giải trí tại NSW có ở website của Bộ Ngư Nghiệp (Department of Primary Industries)

Thế nhưng nhiều người lại nghĩ rằng chỉ cần một người có giấy phép là mỗi người đi cùng đều có thể bắt 50 con. Chẳng thế mà có trường hợp một người có giấy phép đi cùng với cả gia đình gần 10 người và họ cho rằng họ được bắt đến gần 500 con.

Và trong mọi trường hợp, bắt hải sản đem bán là bất hợp pháp với loại giấy phép Câu cá Giải trí.

Nhưng có lẽ khi thấy nguồn hải sản dồi dào phong phú như vậy, hoặc chỉ xuất phát vì một suy nghĩ vô tư, ngây thơ rằng ‘nhiều quá, không ai bắt thì mình bắt’ mà một số người đã quên mất ‘ý thức’ mình đang sống trong một đất nước thượng tôn pháp luật. Nhiều người bị phát hiện còn lên tiếng trách ngược lại cho rằng mình đang bị kỳ thị sắc tộc, thậm chí khi có người cảnh báo đây là việc làm không đúng, thì lại có những nhận định cho rằng mình bị ganh ghét, bị cạnh tranh, và 'là người Việt thì không nên hại lẫn nhau'.

Có lẽ với tư duy như vậy, thì chỉ có cách phải phạt nặng mới mong thay đổi được nhận thức cũng như thói quen của một bộ phận người dân.

Link:

https://www.sbs.com.au/yourlanguage/vietnamese/vi/article/2019/02/20/blog-nan-bat-so-oc-bua-bai-tai-uc-vi-dau?language=vi&fbclid=IwAR1pPs6XEAwYBd7OnIgk1O0iW6U9gGRvt8Dqg6QKw51cCf7POv14rI3SDFQ

Tuan Dao
Cho vay lãi nặng và tệ nạn xã hội

Dưới đây là một trong nhiều trường hợp mà nhân viên SEMVAC Helps đã giúp thân chủ giải quyết. Câu chuyện được viết bởi chính thân chủ với một ít chỉnh sửa về̀ chánh tả, văn phạm và cách hành văn.

Nhân viên SEMVAC Helps không hỏi hoặc tìm hiểu, tuy nhiên trong những trường hợp khác, nhiều thân chủ vướng vào nghiện ngập cờ bạc, tiền mất tật mang và vướng vào vòng nợ nần không lối thoát. Xã hội chúng ta đang sống, với sự nới lỏng luật lệ liên quan đến quảng cáo về cờ bạc, nhiều người dân bình thường bỗng trở thành nạn nhân của nạn nghiện ngập cờ bạc. Cuộc sống gia đình của họ bỗng trở nên xào xáo, ảnh hưởng nặng đến kinh tế, con cái và hạnh phúc gia đình.

Ngoài ra tệ nạn này còn nảy sinh một lớp người làm giàu trên hoàn cảnh của họ bằng cách cho vay với phân lời cắt cổ. Nhiều nạn nhân phải cầ̀m cố tài sản để trả nợ. Một số các chủ nợ áp dụng những cách đòi nợ mang tánh hăm doạ, bạo lực. Đây là những hoạt động phi pháp mà các cơ quan công quyền sẽ không để yên nếu họ nắm được bằng chứng.

Tuy nhiên nạn nhân không phải vật lộn với tệ nạn này một cách cô đơn. Hiện đang có nhiều dịch vụ giúp đỡ nếu họ thực sự muốn tìm một lối thoát. SEMVAC Helps có thể hướng dẫn, giới thiệu để họ được giúp đỡ một cách tốt nhất. Hoặc họ có thể trực tiếp tìm đến các dịch vụ ấy qua đường dẫn dưới đây:

https://www.gamblinghelponline.org.au/services-in-your-state/victoria

hay gọi Gambling Help 1800 858 858

Sau đây là câu chuyện

“…Cách đây không lâu lắm - khoảng mười năm trở lại, tôi có mượn một số tiền hơn mười ngàn đô Úc của một tay anh chị. (Xin lỗi cho tôi gọi là anh chị vì họ có nhiều tiền mà có tiền thì có quyền, có đúng không các bạn? )

Họ cho tôi mượn với phân lời rất cao. Sau bảy tháng tôi phải trả vốn lẫn lời là bảy chục ngàn. 

Ôi, đào đâu ra tiền đây? Tôi phải bán nhà để trả nợ theo yêu cầu của họ, không thì. ......

Ngày nào cũng phập phồng lo sợ, không biết phải làm sao đây? Bán nhà thì không thể, chỗ đâu mình ở. Còn nếu không thì cái mạng nhỏ này cũng khó giữ. 

Mất ăn mất ngủ thân thể xanh xao gầy gòm. Mặc dù mình đang ở trên một đất nước tự do mà sao không tìm được lối thoát. 

Thiết nghĩ có nhân thì có quả. Nếu ngày trước mình biết suy nghĩ thì ngày nay đâu phải khổ như ri.

Nghe bà con nói, tôi đến nhờ dịch vụ SEMVAC HELPS ở Springvale giúp coi có gỡ rối được hay không? Thực ra đi cũng là cầu may vì lúc nào cũng lo sợ, chứ không biết có kết quả gì không,. 

Sau khi làm việc với luật sự ở văn phòng SEMVAC Helps, ông ấy cho biết là có thể tôi chỉ phải trả khoảng mười ngàn đô thôi vì ngoài khả năng. Ông viết một lá thư và gởi cho chủ nợ. Không ngờ họ chẳng những không bắt tôi trả tiề̀n mà còn bỏ qua tất cả và cho tôi được yên thân. 

Thật là một may mắn không ngờ cho tôi,

Cám ơn trời đã ban cho những người có lòng hảo tâm và nhiệt tình như những thiện nguyện viên SEMVAC Helps, những cứu tinh cho hoàn cảnh không lối thoát như của tôi. 

Chúc các bạn luôn trẻ, khỏe và có nhiều nghị lực trong những công việc rất ý nghĩa này.”

 

 

Tuan Dao
Những mảnh đời éo le...hay thân phận phụ nữ Việt thời đại !!

Bạo hành trong gia đình là một tệ nạn xã hội mà đâu đâu cũng gặp, dù ngay cả ở một đất nước văn minh và nhân bản như Úc. May mắn là chính quyền các cấp ở Úc đều có nhiều chương trình giáo dục và vận động chống bạo hành cũng như các dịch vụ giúp đỡ nạn nhân của tệ nạn này.

Là một dịch vụ xã  hội miễn phí, anh chị em nhân viên SEMVAC Helps vẫn thường giúp nạn nhân tìm cách giải quyết  hoặc đương đầu với tệ nạn này bằng nhiều cách khác nhau.

Sau đây là một câu chuyện điển hình về tệ nạn này mà chúng tôi xin đăng lên đây với sự cho phép của một thân chủ. Mục đích của việc đăng tải này là nhằm gây ý thức trong cộng đồng với hy vọng góp phần xóa bỏ tệ nạn bạo hành trong gia đình nhất là đối với phụ nữ và trẻ em.

SAY NO TO DOMESTIC VIOLENCE

HÃY CÙNG LÊN TIẾNG CHỐNG LẠI BẠO HÀNH TRONG GIA ĐÌNH.

“Xin lỗi các bạn, tôi là phụ nữ đơn thân có hai con nhỏ. Tôi gặp và thương anh ấy ở Việt Nam. Anh có ba mặt con và đã ly hôn. Hiện các con anh đang sống với mẹ của chúng. 

Sau khi được bảo lãnh qua Úc tôi phải đi làm lo cho người thân ở Việt Nam và lo cho hai con ăn học. Tôi làm công việc tay chân khá vất vả, mỗi ngày tám tiếng. Vừa đi làm tôi vừa phải quán xuyến tất cả những công việc không tên ở nhà nên lâu ngày cũng đuối sức và không còn hứng thú chuyện chăn gối với chồng như lúc trước. Hằng cầu mong anh ấy hiểu và thông cảm. Nhưng ngược lại, trái với mong đợi của tôi, anh chẳng những không chia xẻ gánh nặng công việc mà còn thường gắt gỏng và đánh đập tôi. Có hôm anh lấy vật gì đó đánh vào mang tai làm tôi bị điếc một bên. Anh ấy đã bạo hành tình dục rất nhiều lần, có lần ngón tay anh hành hung làm rách bộ phận sinh dục của tôi. Trong cơn đau tôi la to khiến con tôi sợ quá nên gọi cảnh sát. Họ đến can thiệp, nhưng vì còn thương chồng và luôn biết ơn anh đã đưa mẹ con tôi sang đây nên tôi không muốn làm lớn chuyện. 

Cuộc đời thật nghiệt ngã cho không ít những người phụ nữ như tôi, cứ tưởng mình và con sẽ được hạnh phúc khi qua được miền đất hứa, và sống với người chồng cùng cảnh ngộ, biết chia vui xẻ buồn, nâng đỡ và thông cảm cho nhau. Nào ngờ, thân gái dặm trường. Hết cái khổ này lại thêm cái khác, không biết đến khi nào mới dứt. 

Các anh chị SEMVAC Helps đã giúp tôi liên lạc với INTOUCH  (intouch.org.au) . Họ chuyên giúp về việc bao hành gia đình. Đặc biệt là có chuyên gia thường làm việc với những phụ nữ thuộc các sắc tộc thiểu số. Họ cũng đang nghiên cứu và điều hành các dự án giúp các cộng đồng sắc tộc giải quyết những vấn đề liên quan đến bạo lực gia đình. Cũng may là trường hợp của tôi xảy ra ở Úc. Nếu xảy ra ở các nước khác không biết có ai lên tiếng bảo vệ và giúp đỡ những người phụ nữ cô thế như tôi không? 

Cám ơn các anh chị nhân viên ở SEMVAC Helps Springvale đã yêu thương. thông cảm và tận tình giúp đỡ. Hy vọng các chị em cùng cảnh ngộ đọc được câu chuyện của tôi sẽ tìm đến SEMVAC Helps để được giúp đỡ và biết đâu sẽ trút bỏ được mảnh đời éo le hiện tại và tìm được một tương lai tươi sáng hơn cho mình cũng như con cái mình.”

 

Tuan Dao
The Vietnamese Community and me - the story

Intro: Leon Heale là một thiện nguyện viên từ giữa 2018. Ông hiện hướng dẫn lớp dạy tiếng Anh buổi tối cho người Việt tại cơ sở của SEMVAC HELPS. Sau đây là câu chuyện của ông và cộng đồng người Việt.

Leon Heale is a volunteer at SEMVAC HELPS since mid 2018. He runs SEMVAC Helps English tutoring evening class and here’s his story.

Remembering that TV News in my formative years contained much of events approximately

1966 -1975, followed by the harrowing scenes of the refugee experience, all leaving unforgettable images in your memory, it is a little surprising that my first real contact with the VN community didn’t occur until 2011 when by chance meeting a middle-aged VN male outside my house apparently relieving his house-bound boredom by taking a walk. 

Casual conversation led to showing him some South Gippsland scenery the next day as an alternative to being confined to home.   He was visiting his daughter and husband who both worked and up till this time, he hadn’t seen outside Melbourne.

So began a long association with another Nguyen family leading to a visit to VN in 2012 to re-connect. He taught English to professional staff at a HCM City hospital and to my surprise I was elevated to ‘Exhibit A ‘ English speaker.  The following tours ( typically catering to foreign tourists ) were ‘eye-opening ‘ and revealed a culture I developed an interest in.  As well as the scenic attractions for an amateur photographer.

On a 2nd tour in 2015 , I opted for VN speaking tours predicting that I would be well taken care of by the Viet Kieu elements in the party.  I was right, and impressed that I was assisted sometimes by complete strangers.

Prior to that, I had enrolled as a volunteer English tutor at AMES Springvale and Noble Park and gradually contrived to have exclusively VN students in my groups since we had now things in common and shared a similar sense of humour.

Through connections to VN Nursing under-graduates, I occasionally reviewed Grammar and sentence construction in written essays and submissions.  Unofficially, this is considered ok by academic authorities who recognize the acute differences in languages , and the burden imposed on VN under-graduates. Sometimes, this extends to advocating in rental accommodation disputes which are usually ‘interesting’.

2018 has been another stimulating experience coaching adults in a SEMVAC-sponsored English class.

Despite my methods being un-orthodox, I like to teach ‘survival’ English which puts students under some ‘pressure’. This method doesn’t suit everybody and for some the pressure is over-whelming.

When this occurs, I usually relieve the effort with some humour.

I feel strongly that the ‘Refugee experience’ needs to be acknowledged and preserved as part of the VN / Australian narrative.   Effort will have to be directed to preserving the stories from Grandparent to Grandchildren taking into account the inevitable language difficulties.

Coming from early English immigrant ancestry ( 1850s - !870s ) ( Ironically, ‘boat people ‘ of

a sort )  I find the VN Community enterprising, resilient and resourceful ( and great cooks ! )

I am honoured to be welcomed into their circles and events.

 

Tuan Dao
A big THANK YOU! Cảm ơn anh chị em TNV SEMVAC Helps

Thứ bảy vừa rồi một thân chủ của SEMVAC Helps đến văn phòng Springvale nói chuyện với các thiện nguyện viên. Trong câu chuyện anh cho biết Bộ nhà cửa vừa thông báo quyết định cấp cho anh một căn nhà ở vùng Richmond. Anh cám ơn sự giúp đỡ của SEMVAC Helps nhất là của luật sư Steve Michaelson và chị Gấm.

Anh là người tàn tật, đi đứng khó khăn, bị trầm cảm nặng lại thêm bệnh mất ngủ kinh niên. Hơn 10 năm nay anh sống ở một chung cư của chính phủ tại Collingwood. Từ 2006 khi có người mới dọn vô ở tầng trên căn anh đang ở, họ liên tục gây nhiều tiếng ồn về ban đêm, đôi khi đến 3-4 giờ sáng. Tình trạng này làm cho các bệnh sẵn có của anh trầm trọng thêm. Nhiều khi nửa đêm ồn quá anh phải lái xe ra chỗ vắng để ngủ. Và cứ như thế, tình trạng này đã kéo dài suốt hơn 10 năm.

Anh đã than phiền với văn phòng gia cư nơi anh ở trên dưới 30 lần nhưng câu trả lời của văn phòng lúc nào cũng là " chúng tôi không tìm đủ bằng chứng để cóthể can thiệp". Anh cho chúng tôi xem một tập hồ sơ dày cộm mà anh cất giữ hơn 10 năm qua bao gồm thư từ trao đổi giữa văn phòng gia cư và anh, giấy chứng nhân của bác sỹ và chuyên viên tâm lý về những ch́ứng bệnh anh đang có, bản sao giấy anh khiếu nại về tiếng ồn, hình ảnh chụp sau khi anh bị hành hung trong phòng giặt của chung cư...

Trong suốt 10 năm ấy, anh đã tìm sự giúp đỡ của nhiều hội đoàn người Việt, (xin miễn nêu tên) nhưng không có kết quả gì thiết thực. Tình trang mất ngủ triền miên đã khiến anh tính đến chuyện tự tử. Nhân nghe SBS giới thiệu về dịch vụ SEMVAC Helps, tháng 5/2018 anh tìm đến nhờ giúp đỡ nhưng chẳng hy vọng gì mấy. Vì theo kinh nghiệm với những hội đoàn khác anh có cảm giác không ai có thể chọc thủng bức tường của bộ gia cư để giúp anh đạt được kết quả mong muốn.

Trong suốt 4 tháng đầu với SEMVAC Helps, luật sư Michaelson đã viết nhiều lá thư cho bộ gia cư để can thiệp, ông cũng kêu gọi sự giúp đỡ của Minister for Housing Richard Wyne nhưng kết quả cũng rất khiêm tốn khiến anh cảm thấy những nghi ngờ ban đầu của mình khi đến nhờ SEMVAC Help là đúng: “không ai có thể giúp anh! “

Anh bắt đầu có ý nghĩ bỏ cuộc thì một thiện nguyện viên của SEMVAC Helps liên lạc với bộ gia cư xin lấy hẹn gặp trực tiếp người có trách nhiệm để trình bày và tìm cách giải quyết. Trong bốn cuộc họp người thiện nguyện viên phải bỏ công việc làm, đi xe lửa từ Springvale lên Richmond rồi đổi xe bus đến văn phòng gia cư tại Collingwood. Hai cuộc họp đầu diễn ra rất căng thẳng vì nhân viên bộ gia cư dường như chỉ làm những bổn phận tối thiểu của một công chức mà không có thiện chí giải quyết. Cuộc hẹn thứ ba, người thiện nguyện viên yêu cầu chỉ gặp người có thẩm quyền quyết định. Trong buổi họp ấy sau khi nghe trình bày và xem xét một số bằng chứng, nhân viên bộ gia cư tỏ ý thông cảm và hứa sẽ đưa anh vào danh sách khẩn cấp sau khi được biết tình trạng mất ngủ đã đưa anh đến ý nghĩ tự tử. Hai tuần sau, trong cuộc hẹn sau cùng, bộ gia cư thông báo đã sắp xếp được cho anh chỗ ở mới phù hợp với nhu cầu sức khoẻ của anh.

Anh cho biết anh không tin được tai mình khi nghe tin được cấp nhà! Cơn ác mộng kéo dài suốt 12 năm của anh cuối cùng cũng có ngày chấm dứt sao? Những “hy vọng rồi thất vọng” cứ lặp đi lặp lại suốt 12 năm nay lại chấm dứt một cách đột ngột vậy sao? Anh muốn cám ơn trời đất nhưng nghĩ lại trời đất ở đâu suốt 12 năm qua trước bao lời cầu nguyện của anh? Và anh đã đến đây để cám ơn những người đã hy sinh công sức, thời giờ cuả bản thân và gia đình để ra đây giúp đỡ những đồng bào gặp khó khăn trong cuộc sống như anh.

Tuan Dao